Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

Truyền thuyết Tào Quốc Cữu


Hoàng hậu của vua Tống Nhân Tông thời Bắc Tống có hai người em trai, một người là Tào Cảnh Hưu, chính là Tào Quốc Cữu – một trong Bát Tiêntrong truyền thuyết dân gian, một người là Tào Cảnh Thực. Cả hai tuy thân cùng là quốc cữu, nhưng tâm niệm bất đồng, dẫn đến tiền đồ khác nhau.

Tào Cảnh Hưu nhân từ phúc hậu, với đức tính tốt này, phàm có người cực khổ cầu ông cứu tế, ông đều sẵn lòng tương trợ, thường ngày thích làm việc thiện, bởi vậy tất cả mọi người đều gọi ông là đại thiện nhân.

Tào Cảnh Thực lại tham lam tiền tài, keo kiệt thành tính, tự cậy mình là thân thích của hoàng thất, thường cậy thế hành ác, nuôi một đám môn hạ chuyên lấy mạnh hiếp yếu, cướp đoạt ruộng vườn của dân chúng, chiêm lấy con gái lành nhà người ta. Suốt mấy chục năm, không biết đã làm bao nhiêu chuyện xấu ác.

Tào Cảnh Hưu thường nói với mọi người rằng: “Ta có thể tĩnh thất đốt nhang, thành kính tu Đạo, việc này thực sự là phúc khí! Không ngờ em trai của ta suốt ngày chỉ nghĩ đến tiền, tìm mọi cách để có được nó. Nhưng mà làm ra nhiều tiền thì có ích lợi gì đây? Lại nói đám con cháu, đã bị mớ tài sản kia làm hại, làm sao còn chịu dụng tâm đọc sách đây? Đệ ấy cứ khăng khăng một mực như vậy mà nhìn không thấu”.

Khi đó Tào Cảnh Thực, giết chết một tú tài để chiếm đoạt người vợ đẹp của người đó. Oan hồn của tú tài đến tố cáo với Bao Công và được Bao Công chuẩn cho tra xét. Tào Quốc Cữu biết được việc này liền mách cho em trai mình phải giết vợ tú tài này nhằm trừ hậu họa. Tào Cảnh Thực ném người vợ tú tài xuống giếng nhưng không chết và trốn thoát được. Thật không may là người này lại gặp phải Tào Quốc Cữu, nhưng tưởng nhầm là Bao Công nên đã tố cáo Tào Cảnh Thực trước mặt Tào Quốc Cữu. Tào Quốc Cữu sợ quá, sai thủ hạ lấy roi sắt đánh đến chết vợ tú tài rồi vứt xác ra đường. Tuy nhiên, người này không chết, sau khi tỉnh lại đã đến chỗ Bao Công kêu oan. Sau khi tra hỏi rõ, Bao Công giả bệnh. Khi anh em Tào Quốc Cữu đến thăm Bao Chửng thì ông cho vợ tú tài xuất hiện, tố cáo tội ác của hai người này. Cả hai quốc cữu đều bị bắt nhốt vào thiên lao của phủ Khai Phong, chờ ngày xử trảm. Tào hoàng hậu cùng Tống Nhân Tông đều đến xin tha cho anh em Tào Quốc Cữu, nhưng Bao Công không tuân lệnh. Tống Nhân Tông ban lệnh đại xá thiên hạ. Không còn cách nào, Bao Công buộc phải thả anh em Tào Quốc Cữu (có phiên bản nói Tào Cảnh Thực bị chặt đầu).

Sau khi được tha ra, quá xấu hổ về hành vi độc ác của mình, Tào Quốc Cữu bỏ nhà vào núi tu tâm học đạo.

Tại núi Bồng Lai, trong lúc ăn tiệc, uống rượu quỳnh tương, Lý Thiết Quả nói:

– Tại Bồng Lai có 8 động đá, mà anh em ta có 7 người, phải rán độ thêm một vị nữa. Ta nhắm em của Tào Thái Hậu là Tào Quốc Cựu có khí tượng Thần Tiên, cũng nên độ kẻo uổng.

Hán Chung Ly thưa rằng:

– Ðể tôi xuống coi thử, nếu thực vậy thì tôi lo điều độ.

Một ngày kia, Hán Chung Li và Lã Động Tân gặp Tào Quốc Cữu. Hai vị tiên này hỏi ông

- Thứ mà ngươi đang tập luyện là gì?.

Ông trả lời:

- Thứ mà tôi tu tập là đạo.

Hai vị tiên cười hỏi:

- Đạo ở nơi đâu.

Ông chỉ tay lên trời nói:

- Đạo tại trời.

Hai vị tiên lại hỏi:

- Trời ở nơi nào.

Ông chỉ tay vào tim và đáp:

- Trời tại tâm.

Hán Chung Li và Lã Động Tân vừa ý bèn nói:

- Tâm tức là trời, trời tức là đạo, nhà ngươi đã thông hiểu chân lý của đạo.

Và ban cho ông "hoàn chân bí chỉ". Ông thành tâm tu luyện, chẳng bao lâu hóa thành tiên.


 

Không có nhận xét nào: